Về dự án

Mục tiêu của dự án

Một trong những thách thức ngày càng gia tăng đối với các trường đại học tại Trung Quốc và Việt Nam hiện nay đó chính là tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, nguyên nhân xuất phát từ vấn đề kiến thức và chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và của các sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và thay đổi của nhà tuyển dụng và thị trường lao động. Chính vì vậy, áp lực do thị trường lao động có tính cạnh tranh cao và tỷ lệ sinh viên thất nghiệp ngày gia tăng đã hướng sinh viên của các trường đại học quan tâm hơn đến các chương trình đào tạo có tính sáng tạo và tính thực tế gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp và đáp ứng một linh hoạt nhu cầu của thị trường. Xuất phát từ lý do đó, các trường đại học tại Trung Quốc và Việt Nam đã liên kết và hợp tác với các trường đại học tại Châu Âu để học hỏi các kinh nghiệm thực tế trong việc xây dựng môn học và chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên trong điều kiện thị trường năng động.

Mục đích chính của dự án là thiết lập và phát triển các mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân nhằm tác động năng cao năng lực của các trường đại học trên cơ sở tạo điều kiện để các trường học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các hoạt động thực tế của doanh nghiệp và sử dụng các tình huống thực tế của doanh nghiệp vào trong nội dung bài giảng đề nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy và giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và hoàn thiện chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường. Ý tưởng là giúp các trường đại học có thể phát triển theo định hướng các trường đại học kinh doanh.

Mặc dù đào tạo theo định hướng kinh doanh không phải là một vấn đề hoàn toàn mới tại các Trường Đại học tại Trung Quốc và Việt Nam, việc phát triển các mối quan hệ hợp tác, liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như cơ chế quản lý chưa đáp ứng đầy đủ các thách thức hiện nay của thị trường. Với sự tham gia của các trường đại học nhiều kinh nghiệm tại các nước Châu Âu trong dự án giúp Trường Đại học tại Trung Quốc và Việt Nam xây dựng và phát triển mô hình hợp tác giữa trường đại học – doanh nghiệp giúp sinh viên tìm được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và luôn thay đổi của nhà tuyển dụng và thị trường lao động. Dự án JEUL (Joint Enterprise-University Links) sẽ giới thiệu các yếu tố sáng tạo nhằm tạo nên những tác động tích cực và lan tỏa góp phần nâng cao năng lực của các trường đối tác tại các quốc gia đang phát triển (cụ thể là Trung Quốc và Việt Nam).

Các nhóm mục tiêu và tác động của dự án:

  • Các nhóm mục tiêu của dự án là các trường đại học, đội ngũ nhân sự, các sinh viên hiện tại và sinh viên tiềm năng của trường và các doanh nghiệp. Chính phủ và xã hội sẽ là các đối tượng nhận được từ tác động tích cực của dự án.
  • Dự án JEUL sẽ tạo ra các tác động lâu dài và bền vững, cụ thể sau khi kết thúc dự án, mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học tại khu vực Châu Âu và các trường đại học là thành viên của dự án sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác ở các phương diện khác nhau (hợp tác triển khai thực hiện các dự án khác, các thỏa thuận song phương, liên kết hợp tác đào tạo và cấp bằng …) các điều khoản chung …). Đây được xem như là những liên kết được phát triển trong quá trình triển khai thực hiện dự án này.

Các hoạt động của dự án:

Trong suốt ba năm triển khai thực hiện dự án, các trường thành viên tham hia thực hiện dự án sẽ triển khai các hoạt động sau:

  • Giới thiệu các phương pháp giảng dạy dựa trên các bài tập tình huống được xây dựng từ các doanh nghiệp địa phương và nền kinh tế vĩ mô. Các bài tập tình huống được xây dựng trên cơ sở các tình huống trong thực tế đã diễn ra tại các nước thành viên của dự án, những kinh nghiệm của nước ngoài thường không liên quan đến nội dung của bài tập tình huống tại các nước thành viên.
  • Tăng cường việc sử dụng các phương pháp giảng dạy gắn liền thực hành và thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp. Cách tiếp cận thực tế của các bài tập tình huống và các phương pháp giảng dạy chủ yếu tập trung vào các tình huống thực tế và việc giải quyết tình huống là một yếu tố sáng tạo tại các nước của các trường thành viên nơi mà các phương pháp giảng dạy thường mang nặng định hướng lý thuyết.
  • Thúc đẩy quan hệ hợp tác hỗ trợ cả ở cấp khu vực (các trường đại học Trung Quốc và Việt Nam sẽ hợp tác tích cực với nhau trong việc cố gắng phát triển mô hình “mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và đại học và các doanh nghiệp trong ngành” phù hợp hơn với môi trường quốc gia và khu vực) và ở cấp độ rộng hơn (tất cả các hoạt động của dự án sẽ liên quan đến tham gia tích cực của các trường đại học ở các nước châu Âu và đối tác). Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế ở các nước đối tác vẫn còn khác lớn và các hoạt động được hỗ trợ bởi dự án JEUL sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch đó và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong khu vực (trong khu vực châu Á) và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác quốc tế liên khu vực (Khu vực Châu Á và Khu vực Châu Âu).
  • Khóa đào tạo về “Đường dẫn doanh nghiệp” được xây dựng bao gồm hai phần, sẽ được giảng dạy như các môn học tự chọn và giúp hoàn thiện các chương trình đào tạo của scác trường đại học đối tác. Yếu tố linh hoạt này có ưu điểm là áp dụng một cách dễ dàng tại các trường đại học thành viên của dự án. Hơn nữa, những lợi ích của các học phần này sẽ tạo thuận lợi cho việc phát triển các học phần tương tự, và sẽ làm phong phú hơn việc cung cấp trao đổi kiến thức giữa các trường đại học là thành viên của dự án.